Tony Fruit

Tony Fruit

Sản phẩm
151-500
212 Đường 48, Phường 3, Quận 4, Hồ Chí Minh
1.4
65 reviews

Cùng với sự phát triển của internet, nhiều người đã lợi dụng không gian mở trên mạng xã hội để thực hiện hành vi bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác. Vậy bôi nhọ danh dự nhân phẩm người khác sẽ bị xử lý như thế nào? 1. Bôi nhọ danh dự nhân phẩm người khác là gì? - Hiến pháp quy định mọi người có quyền bất khả xâm phạm về danh dự và nhân phẩm. Quyền này tiếp tục được ghi nhận tại điều 34 bộ luật dân sự năm 2015 như sau: -- Danh dự , nhân phẩm , uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. 2. Bôi nhọ danh dự nhân phẩm người khacsbij xử lý thế nào? 2.1 Xử lý hành chính: - Người thực hiện hành vi bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị xử phạt hành chánh theo nghị định 144/2001/NĐ-CP như sau: -- Phạt tiền từ 2-3tr đồng: Khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác -- Phạt tiền từ 5-10: Xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình -- Nếu Sử dụng mạng xã hội như Facebook, Zalo, trang web... để đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự và nhân phẩm cá nhân thì có thể bị phạt từ 20-30tr đồng theo điểm a khoản 3 điều 99 Nghị định 15/2020/NĐ-CP 2.2 Chịu trách nhiệm hình sự Nếu hành vi bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác có mức độ nguy hiểm cao thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo Điều 155 của bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017 . THeo đó , người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm 2.3 Bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác Khoản 1 điều 584 bộ luật dân sự năm 2015 quy định, người nào có hành vi xâm phạm danh dự nhân phẩm của người khác mà gây thiệt hại phải bồi thường. Theo đó, người vi phạm không nhưng phải bồi thường các chi phí để khắc phục thiệt hại cfon phải bồi thường về mặc tổn thất về tinh thần cho người bị bôi nhọ về danh dự, nhân phẩm.