
Các bạn làm không được thì nộp đơn nghỉ, bao nhiêu người ở các firm khác sẵn sàng giảm bậc bên họ để vào thay các bạn kìa. Hãy bớt ảo tưởng về bản thân đi.



Làm EY hơn 1 năm, té gấp, ko nói nhiều về các vấn đề lương thưởng hay rating, mà vấn đề nằm ở chất lượng audit. Có lẽ Big4 nào cũng thế, job thì nhiều, khách hàng thì khó, staff thì toàn 1-2 năm kinh nghiệm, senior thì cũng 3-4 năm chứ mấy làm sao chất lượng tốt được? Nói chung là mọi người nên né ngành audit ra, hoặc làm 1-2 năm thôi.



Great leaders know they can't motivate anyone directly. Rather, they create an "environment" in which people can motivate themselves. Just want to remind that our slogan is "Buiding a better working work" not a "toxic work culture" resulting from a failure of leadership starting at the top and filtering all the way down. Don't send us meaningless "motivation emails". Don't tell us try to endure just for "few months" until busy season ends. In fact, problem went on for years and nothing changed. Let face it and do something, pleaseee.



Mình đọc thấy nhiều bài viết hơi toxic quá và cách đáp trả tiêu cực lại càng tiêu cực hơn nên mình đưa vài quan điểm khách quan hơn xíu. Mình làm EY đc 4 năm va submit la do carreer path của mình thôi kp do rate thấp bị hold hay gì cả. Thật ra môi trường EY từng rất tốt và fair play vẫn có 1 số special case nhưng tầm dưới 4 case thôi^^ mình bước vào dc chỉ dạy rất nhiều và cũng trưởng thành tự tin hơn nhiều. Tạo cho mình 1 nền tảng tốt để xin dc vị trí tốt hơn (cty hiện tại mình làm) Nhưng mà đợt này thật sự là cty đang đi sai với định hướng ban đầu là buiding the better working world. 1. 1 tuần mà 1 staff chia ra 2 3 jobs thật sự là rất kinh khủng đối với nhân viên. vì để đọc hiểu nature, reconcile data giữa GL breakdown và TB thôi là 1 ngày đã k kịp rồi chưa kể phải testing obtain contract và interview client. và pending data là một câu chuyện muôn thuở. nên executive phải hiểu là đó là nằm ngoài khả năng chứ k phải là k đủ khả năng. Vì 1 ngày chỉ có 24 tiếng. 2. Công ty đang dần mặc định là làm việc tới 2h 3h sáng là việc hiển nhiên tôi làm được thì bạn cũng làm được và thứ 7 chủ nhật cũng là ngày làm việc bình thường với lí do là muốn học được nhiều thì phải cống hiến. Nhưng quên mất rằng ngoài h làm việc là bạn đang nhờ vả chứ k phải là ra lệnh vì không ai đc trả OT cho việc đó cả. 3. Bắt silent leave 1 cách vô lý khi chính các manager cung là những ng silent tự do khi ngoài mùa. Nói trắng ra thì nếu k thể làm gương thì đừng đè đầu cấp thấp ra để thể hiện quyền lực vì làm như v sẽ tạo cảm giác ức chế vì tại sao luật đặt ra nhưng mà cấp trên thì muốn làm gì làm con staff thì bị bắt r báo cáo lên cấp trên. 4. Ép nhân viên book leave khi không có job còn lúc vào mùa thì cấm k cho leave? nhưng mà cái lí do cấm leave mình chưa thấy luật lao động nào đề cập thay vì mình trao đổi để xử lí thì công ty dần chuyển sang kiểu áp đặt và ra lệnh. 5. Mình thấy chung quy nhân viên ức chế vì họ phải cống hiến sức khoẻ và công sức rất nhiều nhưng những gì đáp lại là áp đặt, chèn ép, ra lệnh rồi đưa cách giải quyết là những phong trào hết sức trẻ con. Cũng k đưa ra nhưng đáp ứng thoả đáng để nhân viên có thể cảm thấy an ủi vì sau một mùa cố gắng. P/S Mình thấy là đàn anh/chị nên bớt chửi staff và ra lệnh cho staff nhất là sau giờ làm việc và những ngày nghỉ lễ vì chúng ta làm việc trên tinh thần là 1 team vì vậy hãy tôn trọng dù là level thấp hơn mình.



Em biết đây là comment của một executive chứ cũng chẳng phải là một "bạn" nào đâu nên thôi em vẫn xưng em để giữ đúng cái lễ của người nhỏ, còn có kính trọng anh/chị không lại là một vấn đề khác nha. 1/ "công ty không expect được là sao tuyển đông staff mà đứa nào cũng dở", cái này là anh/chị đang tự vả vào mặt mình đấy ạ. Đâu phải công ty vào trường đại học hốt đại hoặc bốc thăm trúng thưởng hoặc ném tú cầu chọn staff đâu ạ. Đây là chính CÁC ANH CHỊ MANAGER VÀ PARTNER phỏng vấn rồi test rồi sàng lọc qua 3 4 vòng thi mà. Hay lúc phỏng vấn các anh chị chỉ xem bạn nào mặt đẹp, bạn nào dáng xinh, bạn nào học cùng trường với mình để tuyển ạ? Và nếu các anh chị sàng lọc kỹ lưỡng thì những trường hợp dở làm không được sẽ chỉ là những trường hợp cá biệt chứ không thể nào tạo lên làn sóng submit rầm rộ như hiện tại. Em không thể tin được một executive lại có thể gom hết những con người đang ngày đêm cống hiến cho mình như vậy. Đúng là các bạn và cả em đã lựa chọn không thể tiếp tục đồng hành cùng EY nhưng không có nghĩa "đứa nào cũng dở" và "nghỉ hết" như lời anh/chị nói đâu ạ. Mình điểm nhẹ lại danh sách những người đã ra đi sẽ thấy rất nhiều cái tên rate 4.5, rate 5, outstanding ấy ạ. Việc giải quyết retain không phải là hợp với ý em hay không mà là có HỢP LÝ hay không ạ. Một job chỉ có senior và intern thì theo các anh chị có hợp lý không ạ? Dù sao công ty và em cũng đã gắn bó trong một khoảng thời gian nên em không muốn bóc hết những mặt trái ra vì công ty nào cũng có mặt trái nhưng do công ty không có một diễn đàn minh bạch để trao đổi nên buộc lòng phải nói qua đây. Một senior một tuần 2 3 job, qua khách hàng được 2 3 ngày, nếu đi với intern thì intern sẽ phải ngồi một mình với khách hàng 2 3 ngày. Các anh chị có hiểu được cảm nhận của các bé như thế nào không ạ? Các anh chị có dành một chút xíu cảm thông nào cho dàn staff đang làm việc cho mình không ạ? Thêm nữa, việc retain giải quyết như thế nào, em mong sẽ được minh bạch, basic để được giữ lại trên retain là gì? cost job, nature của job hay mối quan hệ của manager job đó và OPT ạ? Chốt hạ vấn đề này, em tin là công ty mình ai cũng một lần ức chế với retain team. Còn về việc giải quyết như thế nào? Tuyển thêm nhân viên? bớt nhận job lại? dãn thời gian đi fw ra? bớt chiều khách hàng và đề ra deadline phi lý? điều chỉnh lại hệ thống book bpr? xây dựng hệ thống mới update nhanh hơn retain? cái đó là công việc của ban lãnh đạo và dàn executives mà anh/chị. Cái gì không hợp lý thì dàn staff raise lên, còn việc lựa chọn giải quyết như thế nào là việc của anh/chị. Mong anh chị hiểu rõ trách nhiệm của mình. 2/ Em không đọc HẾT thủ tục GAM nhưng đã có đọc đủ để hiểu những gì dàn staff đang làm chưa đủ trung thực và hợp lý. Nếu anh chị định nghĩa 1 working paper chất lượng là một working paper tuân thủ gam thì mời các anh chị mở một canvas bất kỳ và review một phần hành bất kỳ. Kể cả là một super staff rate 5 cũng không dám đảm bảo đã thực hiện đủ thủ tục theo GAM cho tất cả working paper của mình đâu ạ. Đa số các bạn bộ phận audit đều đã được nghe cảnh báo về workload khủng khiếp của auditor nhưng các bạn vẫn lựa chọn, không phải là vì các bạn mong muốn học hỏi hay sao ạ. Nếu có đủ thời gian để làm việc, ai cũng sẽ đọc GAM và tuân theo đó để tự hào rằng working của mình đã có thủ tục gì để cover cho risk đó của khách hàng. Liệu nếu đủ thời gian thì có xảy ra tình trạng "trồng cỏ", tình trạng working trắng đến archive thì add vội vài step không ạ? Nhân tiện thì anh chị đang bẻ lái câu chuyện của em sang một hướng khác khi nói các bạn không tìm ra issue là "do staff dở". Vấn đề cốt lõi em đang hướng tới là việc thiếu staff dẫn đến thiếu thời gian tìm hiểu khách hàng. Công ty khách hàng tồn tại bao nhiêu năm, một kiểm toán viên mới vào nghề được bao nhiêu năm, nói chi đến intern làm việc với khách hàng. Với 24h làm việc tương đương với 3 ngày ở khách hàng, việc hoàn thành đủ wps coi được đã là một câu chuyện dài, huống chi phải đủ hiểu sâu khách hàng ở một mức độ nhất định thì mới tìm ra được những issue mang tính chất xây dựng cho khách hàng, chứ mấy issue như reclass thì mình không cần bàn đến ạ. Việc senior và manager gánh phần việc của staff thì cho em xin lỗi là các senior cũng không đủ thời gian để review phần hành của staff đâu ạ. Staff cũng có staff this staff that, mỗi người có cách hiểu khác nhau và cách trình bày wps khác nhau. Một senior 8 -10 job ba đầu sáu tay nào có thể review được từng cái wps của staff trong khi phải đi staffing đến sứt đầu mẻ trán, phải đi làm form canvas rồi phải đi họp hành. Nếu anh chị executives dành chút xíu thời gian để làm một khảo sát nhỏ (ẩn danh) thì sẽ thấy rất nhiều senior làm canvas không hiểu mình đang làm gì, tại sao phải làm như vậy, form đó giúp ích gì được cho job mình đâu ạ. Đây không phải là vấn đề về năng lực mà là vấn đề về thiếu hụt nhân sự dẫn đến chất lượng kiểm toán đi xuống. "Giữa 1 staff 1 rate 3 và 1 intern ngoan ngoãn thì senior sẽ chọn ai á"? Nếu anh chị muốn biết kết quả thì cứ làm cuộc khảo sát nha. Staff 1 rate 3 chưa chắc là một staff 1 dở, có thể bạn bóp nhầm job lớn hoặc job có senior/manager máu mặt và bị ch*m. 1 intern ngoan ngoãn chưa chắc là 1 intern giỏi, bé suốt ngày vâng vâng dạ dạ nhưng không làm được việc thì ngoan ngoãn có đẻ ra được working paper không ạ? huống chi là một working paper chất lượng đúng theo GAM.



Cư xử văn minh khi yêu/ hậu chia tay. Thân gởi anh em bằng hữu. Thiết nghĩ đang làm hay nghỉ làm cũng như đang yêu/ hậu chia tay. Giờ đi nói xấu sấp mặt thế này thì ngày xưa cũng chính bản thân mình đã chọn sai rồi. Thôi thì chia sẻ nhẹ nhàng để cùng nhau nắm bắt. Thay vì đổ hết lỗi về một người. Nhiều anh em bằng hữu rất có khẩu khí, vote ra khởi nghiệp lèo lái công ty để mình ứng tuyển vào dưới trướng năng lực lãnh đạo quần hùng của các bạn. Thân.



Tui là Ex-Senior Core assurance, cũng giống như các bạn đã nói ở bên dưới, tui cho 1 sao là hiểu rồi heng?



Chị PH ơi, em crush chị lâu lắm rồi, vì chị mà em ko dám submit đó. Mong chị đáp lại em



Thấy review Big4 toàn là comment chửi, nhưng không thấy 1 cái review nào thực sự có tâm mang tính xây dựng. * Ưu điểm: - Là một môi trường tốt (không biết có phải tốt nhất không) để học hỏi: + Được tài trợ đi học ACCA, CPA... (có cam kết làm việc 2-3 năm sau khi qualified) + Có account full access đối với Udemy. Cái này thì tùy người, ai biết cách utilize sau mùa thì ok. + Vẫn có những Senior, Manager, SM có tâm và luôn luôn willing chỉ bảo cho bạn. Mặc dù người ta có thể chửi bạn sml nhưng vẫn support chỉ bảo, và đặc biệt là chửi nhưng không ch*m. + Được training định kì và update những thông tư, nghị định mới. - Lương cao hơn các công ty Kiểm toán khác. Tuy nhiên, năm nay vì Covid nên bị siết lại OT (tùy Partner), thường thì các Partner Việt Nam EQ thấp nên toàn reject OT Staff, còn những Expat Partner thì vẫn cho OT (không nhiều như xưa). - Có cơ hội được build network với nhiều khách hàng. Sau này submit dễ kiếm được offer tốt (hên xui) - Môi tr ường trẻ và năng động. Đa phần ra ngoài làm doanh nghiệp thì nhân viên khá đứng tuổi (tầm 7x 8x), còn ở EY thì đa phần là 9x nên cũng khá là vui. Lâu lâu hít hà drama, có nhóm có hội bạn chơi cũng vui vẻ. - Sau mùa thì rất rảnh, có thời gian relax hoặc đi học. Tuy nhiên sau mùa rất hay dễ bị điểm danh và bắt silent leave (cái này theo quan điểm là bình thường). Nói chung sau mùa các bạn lên công ty có thể ngồi chơi, làm việc riêng.... * Nhược điểm: - Quá hại sức khỏe - Quá nhiều việc vì các Sếp cứ win khách hàng về, trong khi staff thì ngày càng ít. Khách hàng của EY khá là tạp nham, chưa kể mấy Sếp thích phá giá nên deal phí thấp (Low Balling), nên staff thì làm OT như trâu bò cày nhưng vẫn không được hưởng gì thêm. - Nhiều Senior, Manager hay SM có EQ quá thấp và không có leadership. Họ chỉ biết là giao việc và staff phải làm hết việc được giao. Vẫn có trường hợp công tư bất phân minh, lấy tư thù cá nhân để đè chuyện công. Nhưng đừng lo, nếu bạn biết thảo mai và nịnh nọt Sếp thì sẽ được Sếp cưng như Sugar Baby. - Các bạn nữ xinh xinh vào làm thì nên cẩn thận vì có các Sếp là yêu râu xanh. Và cũng cẩn thận bị Sếp đì/ch*m vì chồng/bồ của Sếp tòm tem và để ý mấy bạn. - Chính trị quá nhiều. Bạn chỉ cần biết nịnh bợ và tham gia vào 1 line/team nào đấy được chống lưng, thì cứ auto được support và bảo kê trong round table. Còn nếu bạn đi 1 mình thì sớm muộn cũng bị đạp bay. Vấn đề này thì công ty nào cũng vậy thôi nha. - Nhiều Sếp không có năng lực, bằng cấp thì không có. Nhiều người làm cương vị Manager nhiều năm nhưng chưa có chứng chỉ hành nghề để kí báo cáo, không làm job công ty mà chỉ chăm chăm làm job ngoài rồi đè staff/senior ra hành. Nhìn chung vấn đề lớn nhất ở đây là phúc lợi không tương xứng với workload mà staff/senior làm và việc có quá nhiều Sếp toxic, không ghi nhận được sự cố gắng mà cấp dưới làm cho mình. Nếu là để làm lâu dài, cả đời thì EY có lẽ không phải là lựa chọn tốt nhất. Nhưng để là nơi làm 3-5 năm nhằm mục đích học hỏi và trải nghiệm nghề nghiệp, thì EY có thể là nơi khá là ổn. Các bạn nếu làm không hợp, cảm thấy quá mệt mỏi thì cứ nghỉ và ra ngoài tìm môi trường khác.


